Trang The Mysterious World vừa đưa ra danh sách 10 loài chim bay cao nhất thế giới.
1. Gyps Rueppellii (độ cao tối đa: 11.277,6m).
Trong số 10 loài chim bay cao nhất thế giới hiện nay thì dòng chim Gyps Rueppellii là có đô cao bay lượn lớn nhất. Có thể bay ở độ cao tối đa lên đến 11.277,6m.
Kền kền Gyps rueppellii phân bố chủ yếu ở miền Trung châu Phi, chúng được đặt tên theo nhà thám hiểm người Đức Eduard Rüppell. Chúng là loài ăn xác chết và là quán quân về độ cao trong thế giới các loài chim. Loài kền kền này có thể bay cao tới 11.300m.
Sở hữu sải cánh lên tới 2,5m cộng thêm thêm hình dài khoảng 1m, cân nặng đạt từ 7-9kg, loài chim này có thể chao lượn hàng giờ trên bầu trời để tìm kiếm thức ăn.
Hiện tại, loài này chỉ còn khoảng 30.000 cá thể sinh sống chủ yếu tại khu vực Sahel của Trung Phi. Nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm số lượng của kền kền Ruppell là do mất môi trường sống, ngộ độc ngẫu nhiên và các yếu tố khác.
2. Sếu cổ trắng (độ cao tối đa: 10.058,4m)
Sếu cổ trắng còn được gọi là sếu Á-Âu. Chúng sinh sống tại hầu hết các khu vực thuộc lục địa Á- Âu và cả khu vực Bắc Mỹ.
Chúng cũng là một loài chim di cư và tuy không nằm trong danh mục sách đỏ của các tổ chức bảo tồn quốc tế nhưng chúng cũng được bảo vệ bởi Hiệp định về Bảo tồn các loài chim nước Á-Âu.
Chúng thường bay thành từng đàn lớn xuống phương Nam để tránh rét vào mùa Đông, tạo thành những hình chữ V. Đây là loài ăn tạp, chúng có thể ăn lá, rễ, quả cây, côn trùng, chim nhỏ và cả một số loài động vật có vú nhỏ. Sếu cổ trắng có thể bay đến độ cao 10.000 m.
3. Ngỗng Ấn Độ (độ cao tối đa: 8.839,2m)
Ngỗng Ấn Độ còn được gọi là ngỗng ba sọc. Loài ngỗng này có một cơ thể màu xám sáng và màu trắng trên mặt và cổ, chân màu da cam. Bàn chân có màng và nó có đôi cánh rộng. Loài này được biết đến là loài di cư. Chúng thường về phía Nam, trong quá trình này chúng có thể bay đến độ cao 8.800 m.
Loài ngỗng này có thể bay cao tối đa 8.839m, cao hơn đỉnh núi Everest và chúng có thể vượt qua rặng Himalaya chỉ trong vòng 8 tiếng.
Cấu tạo cơ thể đặc biệt giúp ngỗng đầu sọc có thể bay tới một độ cao ấn tượng. Theo đó, loài ngỗng này có dung tích phổi lớn hơn loài ngỗng thông thường, giúp chúng thích nghi với những nơi có áp suất không khí thấp. Bên cạnh đó, cơ thể của ngỗng đầu sọc chứa nhiều mao mạch và các tế bào hồng cầu. Điều này đồng nghĩa với việc oxy sẽ được cung cấp tới các tế bào nhanh hơn.
4. Thiên nga lớn (độ cao tối đa: 8.229,6m)
Thiên nga lớn là một loài thuộc họ Vịt. Loài này sinh sản ở Iceland và các vùng gần cực bắc châu Âu, châu Á. Vào mùa Đông chúng thường di cư xuống phương Nam nơi có khí hậu ấm áp hơn. Thiên nga lớn có mối quan hệ chặt chẽ với loài thiên nga Bắc Mỹ. Trong lúc di cư, chúng thường phải bay đến độ cao 8.200 m.
5. Pyrrhocorax Graculus – Quạ mỏ vàng (độ cao tối đa: 8.077,2m)
Quạ mỏ vàng hay quạ núi mỏ vàng là một loài chim thuộc họ Corvidae. Chúng là một trong hai loài thuộc chi Pyrrhocorax. Chúng phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông và Trung Á. Quạ mỏ vàng có thể bay đến độ cao 8.000 m.
Quạ mỏ vàng là loài chim định cư ổn định, tuy vậy trong những thời kỳ khan hiếm thức ăn, việc di cư có thể diễn ra. Với cơ thể cường tráng, cộng với kĩ năng bay “siêu đỉnh”, quạ mỏ vàng có thể bay tới độ cao 8.077m kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
6. Kền kền râu (độ cao tối đa: 7.315,2m)
Kền kền râu có kích thước rất lớn, với chiều dài trên 1,2 m và sải cánh lên đến gần 3 m. Khối lượng từ 4,5 – 8,0 kg. Chúng ăn chủ yếu xác chết và thi thoảng là cả con mồi sống, sinh sản trên những vách núi cao ở phía nam Châu Âu, Kavkaz và Bắc Phi. Chúng có thể bay đến độ ca 7.300 m để quan sát những xác chết trong khu vực lãnh thổ của chúng.
7. Vịt cổ xanh (độ cao tối đa: 6.400,8m)
Vịt cổ xanh hay le le có lẽ là loài vịt được biết đến nhất và dễ nhận ra nhất, sinh sống trên khắp các vùng ôn đới và cận nhiệt đới tại Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, New Zealand và Australia. Vịt cổ xanh được cho là tổ tiên của tất cả các giống vịt nhà. Loài vịt này có thể bay đến độ cao 6.400m.
8. Limosa Lapponica – Choắt nhỏ thẳng đuôi vằn (độ cao tối đa: 6.096m)
Choắt nhỏ thẳng đuôi vằn là loài chim có chuyến di cư dài nhất thế giới. Chim trưởng thành có chân màu xám xanh và mỏ tối màu rất dài hơi cong lên, và màu hồng ở mũi. Cổ, ngực và bụng màu đỏ gạch trong bộ lông mùa sinh sản, chuyển sàn màu trắng vào mùa đông. Mặt sau là đốm màu xám.
Choắt nhỏ thẳng đuôi vằn thường sinh sản ở các bờ biển Bắc Cực và lãnh nguyên Bắc Âu, đến mùa Đông chúng sẽ di cư đến những vùng ấm áp hơn ở Ấn Độ, Châu Phi và thậm chí là Australia. Trong quá trình di cư chúng có thể bay đến độ cao 6.000 m.
9. Hạc trắng (độ cao tối đa: 4.876,8m)
Hạc trắng có tên khoa học là Ciconia ciconia, chúng là một loài chim lớn trong Chi Hạc thuộc họ Hạc. Bộ lông của chúng chủ yếu là màu trắng, với màu đen trên đôi cánh. Con lớn có đôi chân dài màu đỏ, chiều dài từ chóp mỏ đến cuối đuôi trung bình 100–115 cm với một sải cánh dài 195–215 cm.
Là một loài động vật ăn thịt, thực đơn của hạc trắng bao gồm côn trùng, cá, động vật lưỡng cư, bò sát, động vật có vú nhỏ, và các loài chim nhỏ. Hạc trắng đặc biệt chung thủy, chúng sẽ sống cả đời với một bạn tình duy nhất.
Hạc trắng là một loài di cư đường dài, chúng thường có mặt ở châu Phi vào mùa Đông và di cư lên phía Bắc vào mùa Hè. Khi di chuyển một quãng đường dài, chúng có thể bay đến độ cao lên đến 4.800 m.
10. Thần ưng Andes (độ cao tối đa: 4.572m)
Thần ưng Andes còn được gọi là kền kền khoang cổ là một loài chim thuộc Họ Kền kền Tân thế giới. Chúng phân bố chủ yếu ở Nam Mỹ, khu vực dãy núi Andes. Thần ưng Andes thích các khu vực đồng cỏ núi cao có không gian mở.
Là loài chim thích ăn xác động vật, thần ưng Andes có khứu giác rất tốt để nhận biết mùi thịt thối trong không khí loãng. Chúng có cái mỏ cứng và móng vuốt sắc nhọn để dễ dàng dùng bữa ăn. Loài kền kền này được xem như biểu tượng của quyền lực, tự do và sức khỏe.
Nguồn tham khảo: https://khoahoc.tv/top-10-loai-chim-bay-cao-nhat-the-gioi-72896