100 nét đặc biệt của ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên đán (Lunar New Year) hay còn gọi là Tết âm lịch, đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà.

Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn ki-lô-mét vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết.

Được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một thời bàn chân bé dại đã tung tăng và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời.

“Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn.
Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, không ai không bồi hồi và nao nức. Tết cổ truyền là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam ta. Nói đến tết không thể không nói đến bánh chưng xanh, câu đối đỏ… Những thứ luôn gắn liền với những ngày tết.

Những hoạt động nào diễn ra trong dịp Tết nguyên đán ở Việt Nam?

Ở phố thị đến quê hương, những cảnh người ngươì nhà nhà mua sắm tết. Những người xa quê hương mong mỏi được về nhà đoàn tựu gia đình.

1. Dọn dẹp nhà cửa đón Tết

Cả nhà đình cùng nhau dọn dẹp, vệ sinh và trang hoành nhà cửa
Cả nhà đình cùng nhau dọn dẹp, vệ sinh và trang hoành nhà cửa

Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về là cả gia đình hứng khởi cùng nhau lau dọn, trang hoàng nhà cửa để đón Tết. Các ngôi nhà thường được dọn dẹp và trang trí trước đêm giao thừa.

Trẻ em phụ trách quét dọn và chà sàn. Nhà bếp cần được dọn dẹp trước đêm 23 của tháng chạp. Thông thường, chủ gia đình làm sạch bụi và tro (từ nhang) từ bàn thờ tổ tiên.

Có một niềm tin phổ biến rằng việc dọn dẹp nhà cửa sẽ thoát khỏi những vận mệnh tồi tệ liên quan đến năm cũ. Một số người sẽ sửa mới lại nhà của họ và trang trí với các phụ kiện lễ hội ngày Tết. 

2. Cúng cơm tổ tiên

Chuẩn bị các món ăn để thờ cúng tổ tiên đã trở thành một hoạt động quan trọng vào ngày 30 Tết. Truyền thống đẹp này nhắc nhở mọi người về những kỷ niệm và công đức của tổ tiên họ.

Mâm cổ cúng tổ tiên ngày Tết cổ truyền là nét đặc trưng không thể thiếu
Mâm cổ cúng tổ tiên ngày Tết cổ truyền là nét đặc trưng không thể thiếu

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này thì mọi nhà thường sắm sửa rất nhiều đồ mới, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết có lẽ là việc làm được chuẩn bị kỹ càng nhất ở mỗi địa phương, và ở mỗi nơi lại có những nét đặc sắc riêng. Điểm chung nhất không thể thiếu đó là gà, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày Tết thịnh soạn và đặc sắc hơn.

Vào sáng sớm, các thành viên trong gia đình chuẩn bị bàn thờ và các món ăn để “mời” tổ tiên của họ trở lại và ăn tết cùng nhau. Bằng cách này, người Việt Nam có thể thể hiện sự tôn trọng với tổ tiên của họ. Bữa tiệc Tết trở thành mối liên kết vô hình giữa người sống và tổ tiên.

Mâm cơm do các bà, các mẹ, các chị chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước ngày Tết. Tùy từng phong tục của mỗi nơi mà gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liêng nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết (sang mùng 1) hoặc là vào đêm 30 trong mâm cơm sum họp gia đình. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.

Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.

3. Nấu bánh chưng, bánh tét đón Tết Nguyên Đán

Gói bánh chưng với lá chuối hoặc lá giong và dây tre rất thú vị
Gói bánh chưng với lá chuối hoặc lá giong và dây tre rất thú vị

Những nồi bánh chưng, bánh tét làm cho không khí gia đình thêm quây quần bên nhau, cùng nhau thức canh nồi bánh đỏ lửa, ôn lại kỉ niệm từ thời xa xưa. chính vì lẽ đó mà ai đi xa cũng mong về nhà ăn tết.

Gọi nếp bọc trọn nhân đậu xanh và thịt heo sau đó được gói lại bằng lá chuối và buộc chặt bằng sợi tre. Bạn sẽ có 1 chiếc bánh chưng (và bánh tét) cho riêng mình.

4. Đi chùa cầu an

Đi chùa đầu năm để cầu bình an sức khỏe, cầu duyên phận và may mắn
Đi chùa đầu năm để cầu bình an sức khỏe, cầu duyên phận và may mắn

Đi lễ chùa đầu năm sẽ không thể thiếu đối với tết cổ truyền Việt Nam, người ta đi cầu chúc một năm mới bình an, phát tài phát lộc, vạn sự như ý đến với những người mà họ yêu thương.

5. Đi chợ hoa, chợ Tết

Vào những ngày giáp tết, những  đứa con nít vui mừng biết bao khi ba mẹ mua cho những bộ quần áo đẹp, được dẫn đi chợ xuân, chợ hoa.

Tất cả khu chợ Tết đều tấp nập, xôn xạo với đủ màu sắc xuân về
Tất cả khu chợ Tết đều tấp nập, xôn xạo với đủ màu sắc xuân về

Hoa tết, chợ hoa ngày tết là nơi cho ta thấy được không khí xuân rõ ràng nhất. Nó mang mọi màu sắc của cuộc sống. Những cô gái trong bộ áo dài truyền thống khoe sắc cũng hoa, dáng xuân thực sự rất tuyệt vời.

Những ngày tết cận kề, phố xá tấp nập hơn. Người ta đi mua sắm tết, nào là mứt bánh, nào là hoa cây cảnh, những hoa trái lễ vật cúng tết.

chợ Tết không giống với những phiên chợ ngày thường trong năm. Chợ Tết bao giờ cũng đông hơn, vui hơn, có không khí hơn. Người ta đi chợ Tết không chỉ để mua sắm mà còn để gặp gỡ, để tận hưởng cái không khí háo hức khi Tết đến.

Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết thường không phải chỉ để “có cái ăn” mà đó là thói quen, làm dậy lên không khí ngày lễ hội. Chợ Tết được bố trí ở những bãi đất rộng, có thể chợ được thành lập ngay nơi chợ thường ngày vẫn diễn ra chuyện bán mua. Nhưng trong chợ Tết, gần như tất cả “món ngon vật lạ” đều được bày bán. Không khí Tết thấm đượm thật sự vào những ngày này bởi cảnh người mua hàng nặng trĩu giỏ.

6. Đi chúc Tết và lì xì mừng tuổi

Ông bà cha mẹ mừng tuổi cho con cháu với mong muốn chăm ngoan học giỏi
Ông bà cha mẹ mừng tuổi cho con cháu với mong muốn chăm ngoan học giỏi

Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục thăm hỏi người lớn tuổi, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm mỗi khi Tết đến xuân về. Khi đó gia chủ hoặc người lớn sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi cùng những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, để thể hiện quan tâm, hy vọng có một cuộc sống đủ đầy và bình an cho mọi người.

Tặng phong bì đỏ (chứa đầy tiền may mắn). Đây là một tập tục văn hóa được duy trì qua nhiều thế hệ. Những phong bì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và giàu có. Nó là rất phổ biến để thấy người lớn tặng phong bì đỏ cho những người trẻ tuổi.

Trước khi những người trẻ hơn có thể nhận được phong bì, họ phải chúc thọ và mừng tuổi ông bà cha mẹ trước. Tiền mừng tuổi không quan trọng là ở số tiền nhiều hay ít. Quan trọng hơn hết là ý nghĩa và tấm lòng của người mừng. 

Ngày Tết, họ hàng, láng giềng, đồng nghiệp qua nhà nhau chúc Tết, tay bắt mặt mừng, thăm hỏi nhau, chuyện trò râm ran, tíu tít. Tình cảm con người làm cho buổi sáng mồng một Tết rực rỡ, sáng sủa hơn mọi ngày. Dân gian có câu: Mồng một Tết mẹ, Tết cha, Mồng hai Tết vợ, mồng ba Tết thầy, thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt. Mọi người mang theo những điều tốt lành suốt trong năm mới. Mọi điều không hay trong năm cũ đều được bỏ qua để quan hệ thân tộc, quan hệ xã hội… trong năm mới tốt đẹp hơn.

7. Trò chơi dân gian ngày Tết cổ truyền

Nhắc đến Tết, cũng không thể thiếu các hoạt động được tổ chức xung quanh ngày như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây, cờ người. Chúng được tổ chức tại đình làng, nhà văn hóa nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn.

Không thể thiếu các trò chơi trong mùa lễ hội lớn như Tết Nguyên Đán
Không thể thiếu các trò chơi trong mùa lễ hội lớn như Tết Nguyên Đán

Như vậy, cảm nhận về ngày tết cổ truyền Việt Nam vô cùng nồng nàn và da diết trong tâm khảm cuả mỗi con người. Hãy về bên gia đình, cùng nhau cả nhận hương vị tết quê hương bên những người yêu thương

Như vậy những cảm nhận về ngày tết cổ truyền Việt Nam vô cùng nồng nàn và da diết trong tâm khảm của mỗi con người. Hãy cảm nhận ngày tết cổ truyền theo cách của riêng bạn để có được những khoảng thời gian tươi đẹp trong đời bạn nhé!

Sự chuyển biến tập quán ăn Tết Nguyên Đán của người dân Việt Nam hiện nay:

Mặc dù ở rất xa, mọi người cố gắng trở về quê hương cùng gia đình. Dù bao nhiêu năm trôi qua, người Việt vẫn không quên nguồn cội, mỗi ngày góp phần xây dựng và duy trì nền phong tục truyền thống đẹp đẽ của Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng nhau dọn dẹp, sắm sửa, quây quần bên nồi bánh chưng rực hồng. Nhưng đó là tết xưa, tết nay chẳng còn như tết xưa nữa, mọi tập tục ngày tết ngày một phai phôi. Cũng là cây nêu tràn pháo bánh chưng xanh nhưng sự chuẩn bị không còn kì công như trước. Hình ảnh những nồi bánh chưng đỏ rực hồng không còn thân thuộc như trước.

Tết nay, ta nhận ra có ít nhiều sự khác biệt trong phong tục Tết cổ truyền. Việc sắm Tết của các bà nội trợ có phần nhẹ nhàng và tiện lợi. Không cần mất nhiều thời gian chuẩn bị, chỉ cần dạo quanh một vòng siêu thị hay đi chợ vào những ngày giáp Tết mọi thứ đã sẵn sàng để cả gia đình đón xuân vui vẻ, đủ đầy. Các bà các cô nội trợ thời nay cũng ít lâm vào tình cảnh phờ phạc chuẩn bị quá nhiều mâm cao cỗ đầy để cúng kiến tổ tiên mà có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và vui chơi hơn, chăm sóc cho mình nhiều hơn.

Đời sống ngày càng tân tiến, khái niệm “ăn Tết” đã được thay thế dần bởi cụm từ “nghỉ Tết, chơi Tết” nên mọi người có nhiều sự lựa chọn phù hợp cho mùa xuân của mình. Có gia đình chỉ sau ngày mùng Một cúng gia tiên xong xuôi là kéo vali đi du lịch để khám phá, xả stress và hào hứng vui chơi. Có người lại chọn cung đường Đông Bắc, Tây Bắc lộng gió để cùng đắm mình thưởng ngoạn giữa vườn hoa xuân tuyệt đẹp và mang chiếc áo ấm nghĩa tình, chút bánh kẹo miền xuôi cho lũ trẻ vùng cao còn nhiều thiếu thốn, xem như những món quà tết đầy ý nghĩa mang tặng những người khó khăn, thể hiện tinh thần nhường cơm sẻ áo, đùm bọc lẫn nhau tốt lành của người Việt, nhất là trong dịp tết nguyên đán.

Xem thêm các tin tức khác tại: https://xenanghungviet.com/tin-tuc/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *